Quy trình thi công ép cọc bê tông
– Cọc ép là cọc được hạ bằng năng lượng tĩnh, không gây nên xung lượng lên đầu cọc.
– Tải trọng thiết kế là giá trị tải trọng do Thiết kế dự tính tác dụng lên cọc.
– Lực ép nhỏ nhất (Pép)min là lực ép do Thiết kế quy định để đảm bảo tải trọng thiết kế lên cọc, thông thường lấy bằng 150 → 200% tải trọng thiết kế;
– Lực ép lớn nhất (Pép)max là lực ép do Thiết kế quy định, không vượt quá sức chịu tải của vật liệu cọc; được tính toán theo kết quả xuyên tĩnh, khi không có kết quả này thì thường lấy bằng 200 → 300% tải trọng thiết kế.
Ưu điểm:
– Êm, không gây ra tiếng ồn.
– Không gây ra chấn động cho các công trình khác.
– Khả năng kiểm tra chất lượng tốt hơn: từng đoạn cọc được ép thử dưới lực ép và ta xác định được sức chịu tải của cọc qua lực ép cuối cùng.
Nhược điểm:
– Không thi công được cọc có sức chịu tải lớn hoặc lớp đất xấu cọc phải xuyên qua quá dầy.
*Chuẩn bị mặt bằng thi công
– Chuẩn bị mặt bằng,dọn dẹp và san bằng các chướng ngại vật.
– Vận chuyển cọc bêtông đến công trình. Phải tập kết cọc trước ngày ép từ 1 đến 2 ngày (cọc được mua từ các nhà máy sản xuất cọc)
– Khu xếp cọc phải đặt ngoài khu vực ép cọc, đường đi vanạ chuyển cọc phải banừg phẳng, không gồ ghề lồi lõm
– Cọc phải vạch sẵn trục để thuận tiện cho việc sử dụng máy kinh vĩ cân chỉnh
– Cần loại bỏ những cọc không đủ chất lượng, không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
– Trước khi đem cọc đi ép đại trà, phải ép thí nghiệm 1 – 2% số lượng cọc
– Phải có đầy đủ các báo cáo khảo sát địa chất công trình, kết quả xuyên tĩnh
Đối với cọc bêtông cần lưu ý: Độ vênh cho phép của vành thép nối không lớn hơn 1% so với mặt phẳng vuông góc trục cọc. Bề mặt bê tông đầu cọc phải phẳng. Trục của đoạn cọc phải đi qua tâm và vuông góc với 2 tiết diện đầu cọc. Mặt phẳng bê tông đầu cọc và mặt phẳng chứa các mép vành thép nối phải trùng nhau. Chỉ chấp nhận trường hợp mặt phẳng bê tông song song và nhô cao hơn mặt phẳng mép vành thép nối không quá 1 mm.
*Vị trí ép cọc
– Vị trí ép cọc được xác định đúng theo bản vẽ thiết kế: phải đầy đủ khoảng cách, sự phân bố các cọc trong đài móng với điểm giao nhau giữa các trục.
– Để cho việc định vị thuận lợi và chính xác, ta cần phải lấy 2 điểm móco nằm ngoài để kiểm tra các trục có thể bị mất trong quá trình thi công. Thực tế, vị trí các cọc được đánh dấu bằng các thanh thép dài từ 20 đến 30cm.
– Từ các giao điểm các đường tim cọc, ta xác định tâm của móng, từ đó ta xác định tâm các cọc.
Địa chỉ: 57 - Cây Keo - Phường Tam Bình - Thủ Đức - TP.HCM
Email: epcoctuyenthuy@gmail.com
Hotline: 0971781234 Mr Tuyến
- NÊN ÉP CỌC BÊ TÔNG TRONG TRƯỜNG HỢP NÀO KHI XÂY NHÀ? (19.08.2021)
- TẠI SAO CHÚNG TA NÊN CHỌN PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG ÉP CỌC BÊ TÔNG? (19.08.2021)
- Từ A-Z CHI TIẾT ÉP ÂM CỌC - ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM (08.08.2021)
- TẠI SAO PHẢI KHOAN DẪN KHI ÉP CỌC ? (20.03.2021)
- ÉP CỌC ĐÚNG CÁCH , TRÁNH TÌNH TRẠNG BỊ LỪA (09.05.2020)
- ĐÚC CỌC BÊ TÔNG CHẤT LƯỢNG (03.11.2019)
- ÉP CỌC XỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU (28.07.2017)
- MÓNG CỌC BÊ TÔNG LÀ GÌ??? (28.07.2017)
- YÊU CẦU KỸ THUẬT VỚI THIẾT BỊ ÉP CỌC (24.07.2017)
- CÁC BIỆN PHÁP ÉP CỌC BÊ TÔNG TỐT NHẤT HIỆN NAY (24.07.2017)
- ÉP CỌC BTCT 300 X 300 (22.07.2017)
- SẢN XUẤT ÉP CỌC BÊ TÔNG (21.07.2017)
- MỘT SỐ LOẠI MÓNG CƠ BẢN CẦN BIẾT KHI LÀM NHÀ (21.07.2017)
- CỌC ÉP SAU CHO NHÀ DÂN LÀ SAO ? (17.06.2017)
- ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CỌC KHOAN NHỒI VÀ CỌC ÉP KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO ? (14.09.2021)
- THAO TÁC ÉP CỌC ÂM (17.06.2017)
- XÂY DỰNG 2 NHÀ TRÊN MỘT ĐẤT - XÂY DỰNG 2 NHÀ MỘT NĂM (16.09.2021)
- GẶP SỰ CỐ ÉP CỌC TA PHẢI LÀM GÌ ? (17.06.2017)
- CÁC YÊU CẦU KỸ THUẬT KHI ÉP CỌC , KHÔNG THỂ NÀO THIẾU (17.06.2017)
- ÉP CỌC NEO (13.07.2017)