- Cốt thép dọc của đoạn cọc phải hàn vào vành thép nối theo cả 2 bên của thép dọc và trên suốt chiều cao vành.
- Vành thép nối phải phẳng, không được vênh.
- Bề mặt ở đầu hai đoạn cọc nối phải tiếp xúc khít với nhau.
- Kích thước các bản mã đúng với thiết kế và phải ≥ 4mm.
- Trục của đoạn cọc được nối trùng với phương nén.
- Kiểm tra kích thước đường hàn so với thiết kế, đường hàn nối cọc phải có trên cả 4 mặt của cọc.
- Trên mỗi mặt cọc, chiều dài đường hàn không nhỏ hơn 10cm.
2. Yêu cầu kỹ thuật với thiết bị ép cọc.
- Lực ép danh định lớn nhất của thiết bị không nhỏ hơn 1,4 lần lực ép lớn nhất.
- Pép max yêu cầu theo quy định thiết kế.
- Lức nén của kích phải đảm bảo tác dụng dọc trục cọc khi ép đỉnh, không gây lực ngang khi ép.
- Chuyển động của pittông kích phải đều, và khống chế được tốc độ ép.
- Đồng hồ đo áp lực phải tương xứng với khoảng lực đo.
- Thiết bị ép cọc phải đảm bảo điều kiện để vận hành theo đúng quy định về an toàn lao động khi thi công.
- Giá trị đo áp lực lớn nhất của đồng hồ không vượt quá 2 lần áp lực đo khi ép cọc.
- Chỉ huy động từ (0,7 ÷ 0,8) khả năng tối đa của thiết bị ép cọc.
- Trong quá trình ép cọc phải làm chủ được tốc độ ép để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật.
Để đảm bảo chất lượng công trình về lâu dài, bên cạnh giao phó các trách nhiệm cho đơn vị thi công, các chủ đầu tư cũng nên cần biết công trình của mình đang làm những gì, chất lượng ra sao và tiến hành đến thời điểm nào, do đó chủ đầu tư phải nắm sơ lược những thông tin cần thiết về quá trình thi công ép cọc để dễ dàng theo dõi và quản lý công trình đang thực hiện.