Giám sát thi công ép cọc dựa trên bản vẽ thiết kế.
Mặt bằng định vị cọc:
Trên bản vẽ sẽ thể hiện chi tiết vị trí từng tim cọc trên mặt bằng đất xây dựng. Mặt bằng này sẽ cho ta biết tổng số cọc cần phải thi công là bao nhiêu cọc và chiều dài dự kiến mỗi cọc.
Thông số cọc ép và thi công ép cọc:
Thông thường thì trong bản vẽ cọc sẽ ghi chú các thông số kỹ thuật cho cọc: Tiết diện cọc sử dụng, cấu tạo cọc, tải ép cọc và tải thiết kế…
Ví dụ: Thông số cọc ép của 1 công trình nhà ở : Cọc vuông bê tông cốt thép 250×250, Chiều dài cọc 15m, Mác bê tông 300, Sức chịu tải thiết kế của cọc 35 (Tấn), Sức chịu tải lớn nhất 80 (Tấn), Sức chịu tải nhỏ nhất 70 (Tấn).
TẢI TRỌNG CẢ DÀN ÉP 80 TẤN - CÔNG TRÌNH LÊ ĐỨC THỌ 25 TIM ĐỘ SÂU 22 MÉT
Các thông số này là điều kiện cần và đủ để bạn thi công ép cọc, thông thường các thông số này sẽ được kỹ sư kết cấu tính toán, chỉ định dự trên tải trọng tính và đại chất của công trình ( tính chất đất nằm dưới nhà ).
Giám sát thi công ép cọc dựa trên thực tế.
Xác định tim cọc thi công trên đất thực tế:
Chúng ta phải chắc chắn rằng cọc thi công phải nằm trên đất của mình, và các tim cọc phải nằm trong đài cọc. Công tác này chủ nhà có thể tự làm bằng cách sử dụng thước dây hoặc yêu cầu đơn vị được chọn thi công xây dựng hỗ trợ cho mình. Các tim cọc thường đánh dấu bằng tim sắt hoặc sơn dầu tùy vào mặt bằng thực tế.
Kiểm tra thông số kỹ thuật của vật tư thiết bị thi công cọc tại hiện trường.
Tại công trình chủ nhà cần kiểm tra các vấn đề:
- Tiết diện cọc : Chúng ta có thể dùng thước cầm tay để kiểm tra.
- Chiều dài cọc: Thực tế cọc có nhiều chiều dài khác nhau nhưng việc cần kiểm tra là chiều dài các cọc cấu thành nên tổng chiều dài cho cọc. Ví dụ cọc 15m có rất nhiều tổ hợp ( 7m+8m, 5m+6m+4m, 5m+5m+5m… ) quan điểm càng ít điểm nối càng tốt.
- Số lượng “tải ép” cần: Tải ép là các khối bê tông hoặc sắt được sử dụng làm đối trọng được đặc trên giàn ép. Chúng ta cần phải đảm bảo số lượng tải trọng phải đủ ( không tính trọng lượng dàn ép ). Ví dụ tải ép lớn nhất 80 (Tấn) và tải cung cấp là tải sắt 1,5 tấn/ khối ( Chúng ta có thể tính hoặc yêu cầu đơn vị ép cọc trả lời ) : Số lượng tải = 80/1.5 = 53.33 ( khối ) ta có thể yêu cầu an toàn 54 (khối) tải.
- Bảng quy đổi tải trọng còn kiểm định: Chúng ta cần yêu cầu đơn vị thi công xuất trình bảng tra này cho máy ép thủy lực đang sử dụng cho công trình. Dựa vào bảng này chúng ta có thể giám sát tải cần ép với đồng hồ thủy lực. Ví dụ tải ép lớn nhất của chúng ta 80 (Tấn) bảng quy đổi sẽ có tải trọng tương ứng cho đơn vị (kg/cm2) trên đồng hồ máy ép thủy lực. Chú ý các máy ép thủy lực khác nhau sẽ có các bảng quy đổi khác nhau và dấu kiểm định còn thời hạn.
- Vật tư và phương án hàn nối cọc: Tùy vào các đơn vị có các cách xử lý nối cọc khác nhau nhưng cơ bản phải yêu cầu họ trình bày và thể hiện vật tư sử dụng an toàn nhất. Thông thường thì họ dùng thép V để kết nối hoặc dùng thép xây dựng …
Bảng kiểm định – quy đổi tải trọng máy ép cọc
Giám sát trong quá trình tiến hành ép cọc:
Trước khi xuống cọc bạn phải kiểm tra các vấn đề này cho từng cọc:
- Vị trí đặt giàn ép: Vấn đề này chủ nhà cũng không nên cang thiệp sâu vào cách thức đơn vị thi công triển khai mà chủ yếu ta phải kiểm tra cọc đang chuẩn bị xuống phải đúng vị trí đã định vị sẵn. Trường hợp bị mất phải kiểm tra và xác định sớm bằng cách dựa vào các cọc lân cận.
- Tải trên giàn ép: Phải thường xuyên kiểm đếm số tải trọng trên giàn trước khi ép phải đủ như đã tính toán và đối xướng nhau ( chia đều cho 2 bên ). Một số trường hợp ép lệch tâm thì tải sẽ được đặc lệch nhau vấn đề này cần có kỹ thuật xử lý thực tế, việc này sẽ ảnh hưởng tới trọng cọc sau nay và có thể phải tăng số cọc và một số vấn đề khác …
- Đọc thông số khi cọc được ép đủ tải: Việc này rất quan trọng và nhiều yếu tố cấu thành nên kết quả cho nhiều trường hợp. Chúng ta sẽ tập trung vào trường hợp đơn giản nhất là ép đúng tâm ( tải đặt đều hai bên ). Chúng ta cần làm 3 việc ngay lập tức trong lúc này:
- Xem thông số trên đồng hồ : Số thuộc đơn vị ( kg/cm2 ) tương ứng phải đủ. Ví dụ tải ép lớn nhất 80 (Tấn ) tương ứng 160 (Kg/cm2). Ta cần phải đảm bảo việc này.
- Xem giàn ép có nâng lên không ” nhích giàn “: Việc giàn ép được nâng lên đồng nghĩa đối trọng ( tải chất trên giàn ) đã được sử dụng hết.
- Tăng lực ép 2-4 lần liên tục: Yêu cầu đơn vị ép ” Nhấp ” tăng tải 2-4 lần liên tục để kiểm tra lại 2 vấn đề trên lần nữa. Kết thúc quá trình giám sát cho 1 cọc.
Các vấn đề có thể xẩy ra trong quá trình thi công ép cọc.
Trong thực tế có nhiều vấn đề sẽ xuất hiện trong quá trình ép. CTY TUYẾN THỦY sẽ nêu một vài vấn đề thường xẩy ra nhưng phương án xử lý tốt nhất thì chủ đầu tư cần có đơn vị giám sát hoặc thi công xây dựng chuyên nghiệp hỗ trợ để giải quyết:
- Ép thử, chọn chiều dài cọc và thống nhất tổ hợp cọc tốt nhất.
- Sự cố ép cọc lệch tâm.
- Cọc ép đủ chiều dài nhưng không đạt tải trọng.
- Cọc ép không đủ chiều dài nhưng đạt tải trọng.
- Nổ cọc khi đang ép.
- Cọc thừa nhiều không thể dời giàn: phương án cắt hay nhổ.
Cọc bị tuột: cọc đạt chiều dài nhưng mất tải trọng, đầu cọc nằm sâu trong đất.
QUÝ ANH CHỊ CẦN TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ VUI LONG LIÊN HỆ THEO : 0971.78.1234 ( EM TUYẾN )
0935.62.82.82 ( EM DUY )